Hầu như tất cả các sản phẩm in 3D đều yêu cầu trải qua một số công đoạn hậu xử lý nào đó. Hậu xử lý mẫu vật in 3d là cách để bạn có được sản phẩm đẹp mắt, chắc bền và chính xác hơn. Trên các diễn đàn chơi mô hình có vô vàng bài viết về những kỹ thuật hoàn thiện thành phẩm tạo mẫu nhanh 3D. Sau đây là 10 phương cách xử lý sản phẩm in 3D phổ biến nhất cùng với các ưu nhược điểm của chúng để các bạn tham khảo.

cach lam mau in 3d bong min

Đây là mẫu in 3D nhựa ABS được làm bóng mịn bằng các hoá chất ăn mòn

Phụ thuốc vào cách sử dụng của sản phẩm in 3d, những phương pháp chúng tôi sắp giới thiệu có thể linh hoạt tiến hành theo thứ tự phù hợp.

Gỡ support

Làm sạch vật liệu thừa (support) là công đoạn cơ bản nhất của hậu xử lý vật in3d. Thông thường, việc gỡ support không tốn quá nhiều công sức nhưng đòi hỏi sự cẩn trọng. Một số loại vật liệu in có khả năng tan trong dung môi đã được sáng tạo ra nhằm giảm bớt thời gian của công đoạn này. Nhiều sản phẩm in có độ phức tạp cao hoặc kích thước lớn gặp khó khăn khi làm sạch phần nhựa in 3D FDM, ví dụ trong trường hợp dưới đây, mời bạn xem video quá trình gỡ support trên sản phẩm in 3D đồ gá da giày: https://www.youtube.com/watch?v=CyUSKtQPnAQ

Với trường hợp của in 3D bằng chất liệu có khả năng tan (trong nước hoặc dung môi chuyên dụng, có thể kể tới chất liệu HIPS và PVA). Các máy in 3D yêu cầu phải trang bị 2 đầu phun trở lên.

Ưu điểm

    • Tương đối dễ thực hiện
    • Không đòi hỏi nhiều thiết bị hổ trợ
    • Có thể áp dụng giải pháp in 3D vật liệu hoà tan

Nhược điểm

    • Ngay cả khi thao tác với sự cẩn trọng cao nhất, vẫn có thể để lại các dấu vết trên bề mặt sản phẩm in 3D.

Chà nhám

Bên cạnh việc gỡ support, công đoạn chà nhám thường được sử dụng kế tiếp nhằm khắc phục các khiếm khuyết trong khâu gỡ support và đồng thời nâng cao độ láng mịn bề mặt in 3d nói chung.

gia cố trét matis đánh bóng sơn

cảnh chà nhám sản phẩm decor in 3d tại shop 3DPLUS

Sau khi in, thường xuất hiện các “hạt” nhựa nổi sần lên trên bề mặt sản phẩm. Phương án hiệu quả và dễ thực hiện nhất là đánh mịn bằng giấy nhám. Có thể bắt đầu bằng giấy nhám có cấp độ từ 150 tới 2000.

Một mẹo nhỏ khi chà nhám, đấy là nhúng nước. Điều này giúp giảm nhiệt, giảm biến dạng mẫu vật in 3d, đồng thời giảm bụi. Ngoài ra, thường thì các sản phẩm in 3d FDM có kết cấu layer bao quanh, cho nên khi chà nhám, bạn hãy lựa hướng chà xoay vòng bao quanh vật thể.

Ưu điểm

    • Phương án tuyệt vời nhất trước khi sang công đoạn sơn.
    • Áp dụng được với mọi công nghệ in 3d

Nhược điểm

    • Tốn thời gian
    • Khó làm mịn các vị trí khuất hoặc yếu
    • Làm giảm độ chính xác sản phẩm in3d

Dán đồ nhựa in 3D

Việc sử dụng phương án dán, hàn nhựa có thể được chủ đích ngay từ khâu thiết kế và phân tách mẫu in. Chẳng hạn một vật thể kích thước lớn có thể được chia ra nhiều phần để tận dụng sức mạnh của cả dàn máy in 3D kích thước bé. Việc hàn gắn các phần nhựa in 3d được thực hiện bằng các hoá chất phổ thông như ACETON, KEO 502, KEO AB…

Keo 502 là loại keo dính rất phổ biến tại Việt Nam. Loại keo này phù hợp với các loại chất liệu in 3D FDM (PLA) và cả in 3D SLA. Tận dụng đặc tính hoà tan nhựa ABS, người ta dùng aceton hoà lẫn acb để làm keo gắn hết sức thuận tiện. Một số trường hợp phức tạp hơn, cần độ cứng cao hơn, keo AB (keo 2 thành phần) được sử dụng. Xem thêm các loại keo dán nhựa: https://blogin3d.com/keo-dan-nhua-dung-cho-mo-hinh-in-3d.html

in 3d trung bay trien lam

Phương án cắt ghép các phần lại với nhau để tạo nên mẫu sản phẩm trưng bày khổng lồ thực hiện bởi shop in 3D PLUS. Xem thêm các dự án sản xuất đồ trưng bày decor: https://in3dplus.com/san-xuat-cup-ky-niem-chuong-mo-hinh-3d-trung-bay-su-kien/

Ưu điểm

    • Dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí
    • Linh hoạt khi áp dụng cho sản phẩm in lớn

Nhược điểm

    • Có thể làm biến dạng mẫu vật
    • Độ cứng không đồng đều

Làm bề mặt trơn láng

Chỉ có một số công nghệ tạo mẫu nhanh giúp bề mặt nhãn mịn (in 3D SLA, in 3D Resin), còn lại phần lớn những phương pháp gia công 3d khác đều cần can thiệp làm láng mịn bề mặt. Đặc biệt với công nghệ in 3D sợi nhựa. Với chất liệu nhựa ABS, có thể sử dụng acetone làm cho bề mặt láng bóng. Aceton sẽ ăn mòn và che lấp các gợn layer trên bề mặt sản phẩm ABS

in 3d abs lang min acetone

Dùng hơi aceton ăn mòn bề mặt

Để dùng acetone, bạn cần chuẩn bị 1 lọ thuỷ tin lớn, bên trong chưa 1 ít aceton và gia nhiệt tới 70-90 độ C trong 5 phút. Lúc này mẫu vật bên trong thùng thuỷ tinh được hơi aceton bám vào và ăn mòn đều. Kết quả là bạn có sản phẩm in 3D ABS láng mịn.

Với chất liệu PLA, có thể dùng dung dịch THF hoặc MEK (metyl acetat) nhưng hiệu quả không cao như trường hợp nhựa ABC – acetone.

Ưu điểm

    • Bề mặt láng mịn
    • Dung dịch hoà tan, có giá khá rẻ
    • Dễ và nhanh hơn đánh bóng thủ công.

Nhược điểm

    • Acetone chỉ có thể ăn mòn nhựa ABS
    • Độ chính xác và hình dáng nói chung có thể bị suy giảm nhiều

Phủ keo epoxy

Phủ lớp keo bóng epoxy làm cho bề mặt sản phẩm in 3d trở nên láng mịn hơn. Đồng thời, keo epoxy làm gia tăng độ cứng cho sản phẩm.

Phủ keo epoxy

Epoxy là dung môi sử dụng trong các loại keo A-B, dùng làm sản phẩm composite…. Bạn cũng có thể sử dụng loại resin (mực in 3d) để áp dụng với các sản phẩm in 3D SLA/DLP… nhằm giúp khắc phục các khiếm khuyết.

Còn điều gì chưa rõ, xin mời bạn liên hệ với Shop in 3D, chúng tôi trợ giúp!

Đánh giá post
Contact Me on Zalo