Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Phòng Nghiên Cứu Trí Tuệ Nhân Tạo (CSAIL) gần đây đã tiết lộ một công nghệ mới có thể giúp chụp các hình ảnh và quay đoạn phim về những sinh vật bí ẩn dưới nước. Nhưng đó không phải là một bộ lặn tuyệt vời hay một chiếc tàu ngầm ẩn, mà đó là một con cá robot 3D có tên gọi là SoFi, nó được thiết kế giống hình dạng của loài cá để dễ trà trộn với những sinh vật dưới nước..
Cá robot 3D được lắp ráp bởi các phần khác nhau: Trong đó phần đuôi được làm từ cao su silicon và chất dẻo dễ uốn, cho phép nó di chuyển một cách tự nhiên dưới nước. Đầu của nó chứa tất cả các thành phần điện tử robot, đã được in 3D.
Để ngăn nước rò rỉ vào “não”cá làm hỏng thiết bị điện tử, nhóm CSAIL đã lấp đầy đầu robot 3D bằng một ít baby oil (dầu em bé), giải pháp này khá đơn giản nhưng rất hiệu quả, nhằm bảo vệ máy móc khỏi nước. Ngoài ra, cá robot 3D được trang bị một thấu kính mắt cá, cho phép chụp được những bức ảnh hoặc quay các đoạn video có độ phân giải cao. Thậm chí là gắn thiết bị scan 3D để quét không gian mặt đáy biển!
Sử dụng một hệ thống đơn giản nhưng phức tạp bao gồm máy ảnh, động cơ và pin lithium polymer, robot SoFi có thể bơi ở độ sâu trên 50 feet trong khoảng 40 phút liên tục. Được lắp một cơ chế thủy lực, SoFi có thể lặn xuống theo đường thẳng hoặc quay.
Người phát ngôn của CSAIL, Robert Katzschmann, tác giả chính của nghiên cứu cá robot 3D SoFi nói: “Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là con cá robot đầu tiên có thể bơi trong ba không gian (cao, rộng, dài) trong một khoảng thời gian dài. Chúng tôi rất vui mừng về khả năng có thể sử dụng một hệ thống như thế này, để gần gũi với sinh vật biển hơn cũng như khám phá những điều mới lạ dưới lòng Đại Dương”.
Sóng của cá robot 3D được phát ra vừa đủ chỉ khoảng 30 đến 36 kilohert, để không làm ảnh hưởng đến loại động vật tự nhiên khác dưới nước. Cecilia Laschi, giáo sư sinh học tại Trường Sant’Anna ở Pisa Italy, giải thích: “Một con robot như thế này có thể giúp khám phá rạn san hô sát hơn các con robot hiện tại, bởi vì nó có thể tiến gần tới an toàn hơn cho rạn san hô”.
Hiện tại, nhóm CSAIL đang làm việc để cải tiến thiết kế và chức năng của robot 3D, cho phép nó bơi nhanh hơn. Cuối cùng, Katzschmann cho biết nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ bổ sung một tính năng camera cho phép robot “tự động theo dõi cá thật”. CSAIL cũng dự định triển khai một số robot SoFi cho mục đích nghiên cứu.
Robot SoFi được in 3D đã được thử nghiệm gần đây. Bạn có thể xem video cuộc thám hiểm dưới đây: