3DPLUS xin gửi tới các bạn bài hướng dẫn sử dụng phần mềm in 3D miễn phí – Creation Workshop. Phần mềm này chuyên dùng cho các dòng máy in 3D công nghệ UV (SLA/DLP) và sử dụng mực in 3D Resin.
Xem mẫu in 3D Resin với độ mịn và độ tinh xảo rất cao:
Video mẫu in resin cứng lại dưới tác động của tia UV từ ánh sáng mặt trời:
Bài hướng dẫn sử dụng phần mềm in 3D Resin chuyên nghiệp : Creation workshop
Creation workshop là phần mềm in 3D miễn phí, được viết bởi Steve Hernadez aka – Pacman pan. Phiên bản chúng tôi sử dụng là mới nhất -1.0.0.75 – và chiếc máy tạo mẫu nhanh do 3DPLUS cung cấp: https://in3dplus.com/shop/may-3d-resin-d7/
Bước 1: Các phần chính trên phần mềm
Creation Workshop (CW) có 4 phần chính như sau:
- Khu vực in, tạm gọi là khung mô hình. Ở đây, bạn có thể thêm mẫu, điều chỉnh kích thước, thêm supports,..
- Màn hình mô phỏng các lớp in. Cửa sổ này hiện thị hệt như những gì máy chiếu projector (máy in DLP) hoặc màn hình LCD (máy LCD UV) sẽ chiếu lên xuyên qua khay mực in 3D (vat). Hoặc tương ứng, bạn cũng xem được các mã Gcode!
- Cửa số điều khiển. Ở đây, bạn có thể dùng máy vi tính để trực tiếp điều khiển các chức năng cơ khí của máy in 3D Resin
- Configuration window: Đây có thể xem là phần bộ nảo của việc điều khiển công đoạn in 3D. Mọi thông số ở đây có ý nghĩa hết sức quan trọng, và ảnh hưởng tới độ mịn, độ cứng, thời gian tạo mẫu in 3D Resin. Bạn cũng có thể tạo các profile tùy theo những dòng mực in 3D đặc trưng.
Bước 2: Kết nối với máy in 3D thông qua cổng COM và HDMI của máy vi tính
(Mỗi vùng được khoanh một ô có màu khác nhau, chúng tôi diễn giải dựa trên vùng màu đấy)
Bạn phải đảm bảo, chiếc máy tính đang dùng có cổng HDMI hoặc nếu không, bạn phải mua cáp chuyển đổi từ VGA sang HDMI
3DPLUS.vn tạm phân các vùng thành những ô màu cho thuận tiện trong lúc diễn giải:
MÀU ĐỎ: Cho phép bạn thêm hoặc xóa máy in 3D kết nối
MÀU VÀNG: Xác định khổ in của máy in 3D Resin. Với máy in 3D resin trang sức của shop 3DPLUS , khổ in là 12x7cm
MÀU XANH LÁ CÂY: Là nơi báo hiệu cổng kết nối COM 1-> COM 8
MÀU XANH DƯƠNG: Cho phép bạn điều chỉnh đúng như độ phân giải của máy chiếu hoặc màn hình LCD…
MÀU TÍM: Khi cắm cáp vào máy tính, tương tự các hệ thống máy chiếu projector, phần mềm sẽ tự động hiểu có 2 chế độ hiển thị: hiển thị như trên màn hình máy tính hoặc hiển thị với độ phân giải của máy chiếu (Configured Displays và Available Displays)
MÀU HỒNG: Khu vực xuất hiện cho phép bạn lựa chọn và bật máy chiếu UV. Ở đây bạn cũng có thể bật chức năng tạo Mask. Mask là các bức ảnh đen trắng, nhờ đó giúp ánh sáng xuyên qua “vùng cần sáng” nhiều hơn 1 chút.
MÀU NÂU: Những phần điều chỉnh này là phần mở rộng chức năng ngoại vi của thiết bị in 3D. Nếu bạn là người chế máy in 3D UV, thì những tính năng này sẽ hữu dụng.
Bước 3: Cài đặt thông số resin
(Mỗi vùng được khoanh một ô có màu khác nhau, chúng tôi diễn giải dựa trên vùng màu đấy)
Có khá nhiều loại chất liệu Resin cũng như màu sắc khác nhau, chẳng hạn: resin chuyên đúc nữ trang, resin đúc mẫu cháy, resin trong suốt, resin gốm, … Xem bảng giá bán lẻ các loại mực in 3D Resin: https://in3dplus.com/danh-muc/muc-in-3d/resin-sla-dlp/
Khác với công nghệ in FDM, các sợi nhựa in 3D ABS PLA... đều có khoảng chênh lệch nhiệt độ khá rộng. Nhưng với Resin, mọi thứ đều rất …tỉ mỉ! Các lớp in rất mỏng manh, chi tiết in rất bé và cần sự tinh xảo, chỉ cần thời gian phơi sáng không đủ lập tức mẫu in bị co lại hoặc bị “rụng” trong quá trình tạo mẫu nhanh. Mời bạn cùng xem để thấy điều này:
MÀU ĐỎ: Liệt kê các profile. Bạn có thể thêm mới hoặc xóa profile cũ!
MÀU VÀNG: Xác nhận sự thay đổi thông số
MÀU CAM: Cho phép bạn tạo profile con (copy y chang thong số profile hiện hành!)
Phần quan trọng nhất là nút Calibrate. Nó nhảy ra một hộp thoại nhỏ, ở đây bạn dùng bộ thông số này để tinh chỉnh profile của loại resin và máy in 3D UV Resin đang dùng! Về cơ bản, nó sẽ in một loại các bức vách mỏng, rồi “làm khô cứng” các lớp in với một bộ thông số khác nhau. Điều này giúp bạn biết được khoảng thời gian nào là phù hợp để resin khô cứng!
MÀU XANH: Có vài thông số quan trọng mà bạn phải nắm vững:
- Slice Thickness : Bề dãy mỗi lớp in.
- Exposure Time : Khoảng thời gian ( tính bằng mili giây) mà đèn UV sẽ phát sáng và giúp lớp resin khô cứng.
- Bottom Exposure : Tương tự như trên, nhưng chỉ áp dụng với các lớp layer đầu tiên ở chân đế.
- Anti-Aliasing : Làm mịn các góc cạnh của mẫu in.
- Slice Outline : in các viền mỏng xung quanh mẫu in
MÀU XANH DƯƠNG: Phản chiếu ảnh lớp cắt lên một phương vuông gốc (cái này chỉ có ở vài dòng máy projector đặc biệt!)
MÀU TÍM: Cài đặt thông số cho bo mạch điều khiển arduino
-Lift and Sequence time: Bộ số liệu nâng lên và hạ xuống. Con số này được tính tự động từ các giá trị ở bên dưới: (lưu ý: theo kinh nghiệm in mẫu 3D Resin của 3DPLUS, chúng tôi để thời gian này đủ dài để các lớp resisn khô và cứng )
-Z Lift Distance: Khoảng cách mà máy nhấc khay in lên để resin tràn vào chuẩn bị cho lớp in mới.
-Z Lift Speed : Thời gian ( tốc độ) di chuyển của trục Z, quá nhanh sẽ khiến mẫu dễ bị lung lay => bề măt in không mịn, hoặc rụng các support ở mẫu in tí xíu: nhẫn trang sức, chi tiết nhiều góc cạnh)
-Z Bottom Speed : Tốc độ nang trục Z ứng với lớp đầu tiên (chân đế)
-Z Retract Speed : Tốc độ nang trục Z ứng với các lớp in tiếp theo
-Slide/Tilt Value : chỉ sử dụng trên các máy tạo mãu 3D Resin đời cũ như: B9…
-Build Direction: tùy dòng máy để gửi thông số này. Thường thì các máy chiếu tia UV đặt ở dưới ( =bottom -top)
MÀU NÂU: Xuất file in để máy in resin nhận được file này. Một số hệ thống thường sử dụng chẳng hạn như NanoDLP chẳng hạn! File ở định dạng *.cws hoặc slide ảnh
Bước 4: Load mô hình và tinh chỉnh support
Phần này sẽ được IN 3D PLUS tổng hợp ở 1 bài viết riêng với những thông số in resin nâng cao và chuyên nghiệp nhất!
Khi đã hoàn thành các thao tác load file 3D và cài đặt thông số profile mực resin. Bạn sẽ chạy máy in chỉ với nút PLAY.
Mời bạn xem video hướng dẫn sử dụng máy in 3D resin do kỹ thuật viên của shop 3DPLUS thực hiện:
xem huongdan
vâng, bạn xem phần hướng dẫn ở bài viết. SHop trình bày cách sử dụng phần mềm in 3D resin!