Thị trường đồ nội thất đang tận dụng tối đa công nghệ in 3D. Trong bài đăng này, chúng tôi xin giới thiệu cho bạn các sản phẩm trang trí nội thất in 3D, rất thú vị và độc đáo. Nhưng trước hết hãy cùng tìm hiểu lí do gì, các nhà thiết kế lại đang hướng đến đồ nội thất in 3D nhé.   

Ngoài ra, một số công ty còn đang ứng dụng in 3d xây dựng nhà: https://in3dplus.com/nha-in-3d-chi-co-gia-4000/

Thiết kế 3D

Đầu tiên và lí do quan trọng nhất để chọn nội thất in 3D, là có khả năng tích hợp yếu tố in 3D độc đáo. Nó sẽ không tốn kém nhiều chi phí như sản xuất thông thường. Đặc biệt, sản xuất thông thường không thể sản xuất tích hợp các sản phẩm hình học phức tạp, các hình dạng cụ thể và có thể tùy biến. Từ đó giúp tiết kiệm được chi phí.

Khối lượng nhẹ

Một lí do khác để sử dụng in 3D cho nội thất là những đồ dùng in 3D nhẹ hơn. Điều này là do thay đổi mật độ của vật thể. Việc sử dụng phần mềm 3D và máy in 3D giúp loại bỏ khối lượng của vật thể. Làm cho các đồ nội thất gỗ nặng như ghế sofa cũng dễ dàng vận chuyển hơn trước.

Sau đây là một số ví dụ cho ứng dụng in 3D, trong thiết kế nội thất được nhiều công ty thiết kế cũng như các kiến trúc sư sáng tạo.

Đồ trang trí in 3D

Bàn tay trang trí tường của IKEA 

Đồ nội thất in 3D - Xu hướng của tương lai

Đồ vật trang trí tường in 3D đầu tiên của IKEA Omedelbar Hand là sản phẩm trang trí hàng loạt. Mặc dù khá đắt khi sản xuất hàng loạt, nhưng với sản xuất đắp dần của công nghệ 3D thì đây là sự ngoại lệ. Để sản xuất ra những cánh tay, họ chỉ mất khoảng 40 giờ đồng hồ, điều đó giúp họ tiết kiệm được thời gian và chi phí. .

Đồ trang trí tường in 3D của Steelcase 

Đồ nội thất in 3D - Xu hướng của tương lai

Một trong những công ty nội thất lớn nhất thế giới, Steelcase đã khai thác ngành công nghiệp in 3D bằng cách kết hợp in 3D cho các thiết kế sản phẩm của họ. Bằng việc sử dụng máy in 3D hiện đại, họ có thể tạo ra nhiều sản phẩm nội thất khác nhau vô cùng dễ dàng.

Nội thất in 3D phòng khách

Bàn in 3D  

Đồ nội thất in 3D - Xu hướng của tương lai

Bằng cách sử dụng phần mềm thiết kế 3D và CAD, nhà thiết kế Jon Christie đã tạo ra một chiếc bàn độc đáo lấy cảm hứng từ phong cách thiết kế nhà Scandiavian. Mặt trên của bàn được làm từ gỗ hạt dẻ, nhưng các phần tiếp giáp được làm từ Polyamide. Điểm đặc biệt của sản phẩm này là có thể tháo dời khi di chuyển, rất thuận tiện. Không giống như những chiếc bàn ghế gỗ thông thường, phải bỏ vào chiếc hộp lớn rồi gửi đến khách hàng.

Sofa của Janne Kyttanen

Đồ nội thất in 3D - Xu hướng của tương lai

Thiết kế này nhìn sơ qua trông có vẻ “khó chịu”, nhưng nó hướng đến đối tượng những người thích phong cách hiện đại. Janne Kyttanen làm chiếc ghế này với máy in 3D và một số vật liệu kim loại, nhựa in 3D PLA ABS dẻo, lớp đồng và crom, giúp người ngồi thoải mái hơn. Do thiết kế được tạo bởi nhiều đường liên kết nên làm giảm khối lượng của chiếc ghế đi rất nhiều, giúp dễ dàng di chuyển.

Ghế Eiffel Ventury 

Đồ nội thất in 3D - Xu hướng của tương lai

Một công ty nội thất của Pháp đã tạo ra chiếc ghế Eiffel có tên là Ventury . Mặc dù được làm từ vật liệu khác nhau, nhưng khi nhìn vào thì tạo cảm giác như là tháp Eiffel thật.

Các công ty lớn đang muốn tích hợp in 3D vào mô hình kinh doanh của họ. Cho đến nay, in 3D có thể quá đắt cho sản xuất hàng loạt một số đồ nội thất nói chung, nhưng không thể phủ nhận sự tuyệt vời của công nghệ này. Nội thất đi liền với nghệ thuật và văn hóa. Do đó, chúng ta có thể mong đợi việc in 3D trở thành hình thức sản xuất phổ biến trong tương lai.

 

Đánh giá post
Contact Me on Zalo